Hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh dạ dày, trong đó viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất và có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, một số người sau khi mắc viêm dạ dày lại chẳng mấy bận tâm, cho rằng viêm loét dạ dày không phải là bệnh nghiêm trọng. Thực tế, nếu người bị viêm loét dạ dày không chữa trị kịp thời lâu dần bệnh có thể chuyển biến thành ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày sẽ chuyển biến thành ung thư dạ dày?
Thói quen ăn uống không lành mạnh kèm một số nguyên nhân khác có thể gây ra các tổn thương cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Lúc này cơ thể sẽ tự động tìm cách để chữa trị và tái tạo các niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Trong quá trình tự chữa trị, cơ thể có thể sẽ sản sinh ra cả các tế bào xấu, các gen đột biến. Các tế bào gen đột biến này sẽ phát triển và có thể biến thành các tế bào ung thư. Vì vậy, sau khi bị viêm dạ dày, người bệnh cần kịp thời điều trị, đồng thời cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa viêm loét dạ dày biến thành ung thư dạ dày.
4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
1. Uống trà hoặc cà phê quá đậm đặc trong thời gian dài
Trà hoặc cà phê quá đậm đặc chứa một lượng lớn caffeine gây kích thích cho hệ thần kinh trung ương, khiến cho dạ dày co bóp liên tục và tăng cường tiết ra axit dịch vị. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày và gây cản trở cho quá trình tiêu hoá, gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và rất dễ gây ra viêm loét dạ dày. Nếu những người mắc sẵn các bệnh về dạ dày uống quá nhiều cà phê hoặc trà đậm trong thời gian dài sẽ làm chậm quá trình điều trị và hồi phục, lâu dần sẽ biến chứng thành ung thư dạ dày.