Sau bao lâu nữa kinh tế toàn cầu sẽ trở lại ngưỡng trước khủng hoảng Covid-19?

Sau bao lâu nữa kinh tế toàn cầu sẽ trở lại ngưỡng trước khủng hoảng Covid-19?

Mùa xuân năm tới, quy mô kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ trở lại quy mô trước đại dịch Covid-19, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế. Như vậy nhiều khả năng kinh tế thế giới đang hồi phục đáng kể sau khoảng thời gian suy giảm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, các biến chủng Covid-19 mới đang “phủ bóng đen” lên triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, gây gián đoạn hoạt động của nhiều nền kinh tế sản xuất tại châu Á, nhiều người tiêu dùng phương Tây gặp khó và làm cho khoảng cách chênh lệch giữa các nước giàu và nước nghèo ngày một lớn hơn.

Tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang hướng đến câu chuyện phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhờ vào hoạt động tiêm vắc xin Covid-19 được triển khai trên diện rộng.

Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước châu Á đang đưa ra nhiều biện pháp hạn chế xã hội cũng như buộc phải chi tiêu mạnh tay để ngăn sự lây nhiễm của biến chủng delta vốn được đánh giá siêu lây nhiễm. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 thấp tại châu Phi đồng nghĩa quá trình phục hồi kinh tế của châu lục này sẽ tiếp tục tụt lại so với nhiều khu vực khác.

Gần 40% dân số tại các nước phát triển đã được tiêm vắc xin Covid-19 trong khi đó tỷ lệ này tại nhóm nền kinh tế mới nổi cũng chỉ mới đạt 11%, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Cùng với gói chi tiêu quy mô lớn của chính phủ các nước, người tiêu dùng các nước giàu cũng đồng loạt chi tiêu tiền. Sự trở lại nhanh chóng của nhóm nền kinh tế phương Tây đã gây sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu, các thị trường lao động thiếu hụt, nhu cầu tăng vọt và lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Tất cả những yếu tố này gây sức ép mạnh mẽ lên các ngân hàng trung ương, buộc họ phải áp dụng biện pháp rút đi chính sách nới lỏng tiền tệ dễ dãi nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, gây sức ép lên quá trình phục hồi kinh tế.

Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến hết tháng 6/2021 tăng trưởng 18,3%, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với kinh tế Mỹ, khoảng thời gian suy thoái kinh tế đã chấm dứt, theo dữ liệu của cơ quan thống kê thuộc Liên minh châu Âu (EU). Quan chức EU dự báo kinh tế EU sẽ trở lại ngưỡng trước đại dịch Covid-19 trong quý cuối cùng của năm ngoái.

Tại Mỹ, sản lượng kinh tế trong quý 2/2021 tăng trưởng 6,5% và tăng lên trên ngưỡng trước đại dịch Covid-19 nhờ chi tiêu tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp lên mạnh.

Việc kinh tế Mỹ trở lại quy mô trước đại dịch Covid-19 và tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng mạnh đồng nghĩa kinh tế thế giới đã được trở lại ngưỡng của năm 2019, theo chuyên gia kinh tế tại Capital Economics và Oxford Economics. Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng cao hơn dự báo giúp thu hẹp khoảng cách sản lượng kinh tế toàn cầu, theo OECD. IMF dự báo kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng 6% trong năm nay.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics, ông Neil Shearing, nhận xét: “Cuộc suy thoái vừa qua và đợt phục hồi gần đây không giống bất kỳ những gì từng diễn ra trong lịch sử. Tốc độ phục hồi kinh tế gần đây không khỏi gây ngạc nhiên và những khung diễn biến về suy thoái trước đây không thể áp dụng cho lần này. Tôi nghĩ mọi chuyện đều có lý do của nó và không giống nhiều cuộc khủng hoảng khác, chúng ta sẽ trở lại ngưỡng trước khủng hoảng”.