Mai Thanh Tuấn Chàng Trai Khuyết Tật Vượt Lên Chính Mình Trở Thành Thợ Sửa Chữa Điện Thoại Chuyên Nghiệp

Mai Thanh Tuấn Chàng Trai Khuyết Tật Vượt Lên Chính Mình Trở Thành Thợ Sửa Chữa Điện Thoại Chuyên Nghiệp

Mai Thanh Tuấn sau khi tốt nghiệp THPT anh bắt đầu kinh doanh điện thoại di động. Mặc dù là người khuyết tật ở chân, gia đình cuộc hoàn cảnh khó khăn nhưng với quyết tâm vượt khó để thoát nghèo. Với ý chí vượt lên số phận với tinh thần nỗ lực khẳng định mình trong cuộc sống, anh Mai Thanh Tuấn đã trở thành tấm gương sáng cho những NKT có cùng hoàn cảnh. Anh cũng là minh chứng cho thấy, nếu có ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, con người sẽ chiến thắng nghịch cảnh, tự viết lên bài ca tuyệt đẹp của cuộc đời mình. Từ bé cho đến khi nhận thức được mọi việc, anh luôn giữ cho mình quan điểm sống lạc quan, cố gắng, nỗ lực hết mình. Tuy mình thiệt thòi hơn mọi người bình thường nhưng so với nhiều người khuyết tật khác mình vẫn có những may mắn nhất định khi có thể tự sinh hoạt, lo cho cuộc sống của mình mà không phải dựa dẫm, phụ thuộc hoàn toàn vào người thân”. Với niềm đam mê công nghệ, từ nhỏ tự học mài mò ​không qua trường lớp đào tạo nào. Giờ anh đang là chủ Tuấn Khang chuyên sửa chữa điện thoại tại địa chỉ 147b đường 17, P Tân Quy Q7, Tp HCM.

Nhờ sự kiên trì, chăm chỉ anh dần trở thành người thợ giỏi trong nghề. Để phát huy được khả năng, anh mở một cửa hàng sửa chữa điện thoại riêng. Tuy nhiên, khó khăn về vốn khiến anh bao đêm trăn trở, suy nghĩ. Nhiều người nhìn qua công việc của những người thợ sửa chữa điện thoại thường nói không mấy vất vả, công việc chỉ ngồi một chỗ. Thế nhưng, có tìm hiểu mới thấy, công việc của họ cũng lắm nỗi gian truân. Làm nghề này đòi hỏi phải đi sâu vào sự tỉ mỉ, chi tiết, bởi các thiết bị di động ngày càng nhỏ gọn và trở nên tinh vi hơn. Các vi mạch trở nên nhỏ hơn, tích hợp chung với nhau nhiều hơn nên quá trình tìm ra căn nguyên của lỗi hỏng càng trở nên khó khăn và kéo dài thời gian sửa hơn, điều này khiến mắt của chúng tôi lúc nào cũng trong tình trạng mỏi khi phải cố gắng nhìn, soi tìm ra nguyên nhân máy hỏng, chưa kể vòng bụng thắt lưng cũng trong tình trạng nhức mỏi vì ngồi một chỗ”. Anh không biết ở các nơi khác thế nào, nhưng khi đã đến chỗ anh khách hàng yên tâm tuyệt đối vì linh phụ kiện ở máy Tàu và máy chính hãng khác nhau, không thể lắp ghép vào nhau đồng nhất được. Thêm vào đó, chúng tôi làm việc bằng một cái tâm, trách nhiệm thì tôi nghĩ rằng vấn đề khách sợ thợ sửa thay thế linh kiện là điều sẽ không xảy ra”.

Coi nghề sửa chữa điện thoại là nghề “làm dâu trăm họ”, nên anh trải lòng không thể làm hài lòng hết tất cả các khách hàng được. Cũng có đôi khi họ bị khách hàng phàn nàn vì sửa chậm, hay sửa mà mang về nhà dùng máy vẫn lỗi như thường…. Thế nhưng, bỏ qua những lời phàn nàn đó, họ vẫn miệt mài với công việc của mình. Với những người thợ sửa chữa điện thoại di động này, điều khiến họ gắn bó lâu năm với công việc của mình đó chính là, khi chữa xong “bệnh” cho chiếc điện thoại và nhận được những lời cảm ơn từ khách hàng là họ cảm thấy vui, hạnh phúc, có thêm động lực để tiếp tục theo nghề. Không chỉ kinh doanh giỏi, anh còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, phong trào do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi. Hằng năm, anh đều tham gia hoặc hỗ trợ các hội viên của Hội tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao dành cho NKT, đóng góp kinh phí tổ chức thăm tặng quà cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp lễ, tết…