Kiều hối tăng “khủng” trong năm 2021
Liên tiếp 3 năm, Việt Nam đều thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới: năm 2017 là 13,8 tỷ USD, 2018 là 15,9 tỷ USD, đến 2019 đạt 16,7 tỷ USD. Bất chấp Covid-19, kiều hối về Việt Nam năm nay dự kiến đạt hơn 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) dự báo lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 tăng 5% so với năm ngoái lên 18,06 tỷ USD (chiếm 4,9% GDP). Với mức này, lượng kiều hối của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và xếp thứ 8 thế giới. Trong đó, TP HCM là một trong những địa phương có lượng kiều hối cao nhất, chiếm khoảng 30%, sau đó là các tỉnh miền Trung, miền Bắc và miền Tây.
Thống kê hàng năm cho thấy có ít nhất 25% lượng kiều hối đầu tư vào bất động sản hàng năm. Ngoài giao dịch trực tiếp, đa phần kiều bào nhờ người thân mua nhà đất hoặc đầu tư tại các dự án bất động sản. Theo nhận định của các chuyên gia, con số kiều hối đầu tư vào bất động sản dự kiến tiếp tục sẽ tăng mạnh trọng dịp cuối năm và đầu năm 2022 tới đây. Trong bối cảnh các kênh đầu tư trên thị trường thế giới như vàng, cổ phiếu cũng như hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm và bấp bênh trong khi bất động sản vẫn đang hồi phục nhanh chóng sau dịch khiến đây là kênh hút kiểu hối hàng đầu hiện tại.
So với thị truờng bất động sản thế giới, thị trường trong nước vẫn còn ở mức giá hợp lý đồng thời thị trường ngày càng ổn định và lành mạnh hơn với hành lang pháp lý vững chắc hơn, nhiều chủ đầu tư uy tín giới thiệu đa dạng các dòng sản phẩm, quy hoạch bài bản…Từ đó mở ra nhiều cơ hội đầu tư sinh lời bền vững.
Dòng tiền đổ về các đô thị ven biển
Nổi bật trên thị trường hiện nay, bất động sản ven biển được nhận định là loại hình hút vốn kiều hối dẫn đầu. Dòng tiền kiều hối có xu hướng đổ về các thị trường mới giàu tiềm năng, nơi tương lai hình thành các đô thị biển quy mô, nổi bật trong đó có thể kể đến là thị xã La Gi (Bình Thuận), địa phương đang từng bước hoàn thiện trở thành thành phố vào năm 2025 tới đây.
Cách TP.HCM 150 km về phía Đông, biển La Gi mới được du khách biết đến nhiều thời gian gần đây nên vẫn còn những bãi tắm đậm chất nguyên sơ. Đây là lợi thế đặc biệt của La Gi trong bối cảnh nhiều thành phố du lịch Việt Nam đang bị bê tông hóa. Bên cạnh đó, La Gi còn nổi tiếng là vùng đất nhiều di tích văn hoá, trong đó 2 di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia là dinh Thầy Thím và đình Vạn Phước Lộc.