Giải mã văn hóa công ty phía sau câu chuyện Xiaomi vượt qua Apple, lần đầu vươn lên vị trí thứ 2 thị trường smartphone toàn cầu

Giải mã văn hóa công ty phía sau câu chuyện Xiaomi vượt qua Apple, lần đầu vươn lên vị trí thứ 2 thị trường smartphone toàn cầu

Canalys, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu hàng đầu vừa công bố báo cáo thị trường điện thoại thông minh toàn cầu quý II, theo đó Xiaomi chính thức vươn lên vị trí thứ hai với 17% thị phần và tăng trưởng 83% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua Apple.

Theo Canalys, Xiaomi hiện đang có nhiều sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh, với các sáng kiến như hợp nhất các kênh đối tác cũng như công tác quản lý tại các thị trường mở. Canalys cho biết, mục tiêu tiếp theo của Xiaomi là vượt qua Samsung để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Cụ thể: Trong quý IV/2020, lượng xuất xưởng toàn cầu của Xiaomi đạt 43,4 triệu chiếc với mức tăng trưởng 31,5% YoY, lần đầu tiên vượt qua Apple và trở lại vị trí thứ ba. Trong quý I/2021, Apple đã vươn lên vị trí thứ 2 với 15% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu, theo sau là Xiaomi với 14% thị phần. Lượng điện thoại thông minh toàn cầu của Xiaomi vào thời điểm đó là 49,4 triệu chiếc với mức tăng trưởng 69,1% YoY.

Sự mở rộng toàn cầu của Xiaomi cũng như sự chuyển đổi trong các kênh bán lẻ mới đang là động lực quan trọng giúp công ty này trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai toàn cầu.

Theo dữ liệu toàn cầu mới nhất của Canalys, Xiaomi đang mở rộng nhanh chóng ở các thị trường nước ngoài, đạt mức tăng trưởng hơn 300% YoY tại thị trường Mỹ Latinh, tăng trưởng hơn 150% YoY ở châu Phi và tăng trưởng hơn 50% YoY ở Tây Âu.

Theo kết quả quý II/2021 của Xiaomi, điện thoại thông minh Xiaomi đã thâm nhập hơn 100 thị trường trên toàn thế giới, đứng số 1 về thị phần điện thoại thông minh trên 12 thị trường và xếp thứ 2 ở châu Âu. Xiaomi cũng luôn ở vị trí số 1 ở Ấn Độ trong nhiều năm.

Ngoài ra, Tập đoàn cũng dẫn đầu thế giới về chiến lược AIoT (AI IoT) cho người dùng, với 351,1 triệu thiết bị thông minh được kết nối với nền tảng của mình, không bao gồm điện thoại thông minh và máy tính xách tay. Các sản phẩm của Xiaomi đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Vào tháng 8/2020, Xiaomi đã lọt vào danh sách Fortune Global 500 lần thứ hai, xếp thứ 422, tăng 46 bậc so với năm 2019, và đứng thứ 7 trong lĩnh vực Dịch vụ Internet và Bán lẻ.

Còn trong một bức thư gửi đến toàn thể nhân viên gần đây, Lei Jun – founder kiêm Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Xiaomi cho biết: việc trở thành số 2 thế giới là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của Xiaomi. Sau 5 năm tự hoàn thiện trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, sản phẩm của Xiaomi đã có những nâng cao đáng kể về tính năng – đã mở đường cho phân khúc thị trường cao cấp và tăng thị phần của thị trường này.

Ngoài ra, thành quả nói trên còn có sự đóng góp không nhỏ từ văn hóa công ty cũng như chiến lược quản lý nhân sự.

Đổi mới là một phần trong văn hóa của Xiaomi và công ty đầu tư đáng kể vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Xiaomi đã đầu tư gần 10 tỷ NDT cho R&D vào năm 2020, trong năm 2021, con số này dự kiến sẽ tăng khoảng 30 – 40%.

Kể từ khi Xiaomi ra mắt dòng điện thoại Mi 10 cao cấp đầu tiên của mình, hãng đã liên tục đổi mới trong các lĩnh vực quan trọng, như hình ảnh, màn hình, sạc, hệ thống sản xuất thông minh và nhiều hơn thế nữa. Xiaomi đầu tư với mục tiêu đạt được sự đột phá trong thị trường cao cấp, mang công nghệ tiên tiến hàng đầu cho người tiêu dùng và giúp định hình hướng đi của ngành.