Bất động sản “sải bước” cùng hạ tầng giao thông
Năm 2020 đánh dấu nhiều sự kiện đáng buồn khi nhiều nền kinh tế lớn lao đao vì đại dịch Covid. Trong bối cảnh u ám đó, Việt Nam mà đặc biệt là TpHCM nổi bật lên như một điểm sáng về năng lực kiểm soát và giữ ổn định xã hội. Theo thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, riêng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%, tổng vốn đầu tư nước ngoài tuy giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn có 1.947 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 10,4 tỷ USD.
Đặc biệt, trong năm 2020, Thành phố đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành, tăng cường kết nối giao thông. Cụ thể các dự án giao thông huyết mạch đã được phê duyệt nhưng còn vướng mắc sau nhiều năm đã được “khai thông” như sân bay quốc tế Long Thành, đường vành đai 3, dự án Metro số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên, đường nối liên cảng Cát Lái – Phú Hữu, cầu Nhơn Trạch… Cùng với đó là dòng vốn giao dịch bất động sản vẫn đều đặn đổ về các dự án vùng ven và kế cận với Tp.HCM, tăng tiến tỉ lệ thuận với tốc độ hoàn thiện của hạ tầng giao thông.
Những tiêu chí xác định “đất vàng”
Theo T.S Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, trong ngành BĐS, thời điểm khó khăn chính là cơ hội cho những nhà đầu tư dài hạn. NĐT lướt sóng thường chọn vung tiền khi thị trường đang lên, tranh thủ kiếm lời chớp nhoáng, còn nhà đầu tư có tầm nhìn sẵn sàng chấp nhận chờ 3-5 năm, thậm chí là 10 năm để “đến sớm” khi thị trường còn chưa ổn định.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để nhận ra được “đất vàng” thực sự trên thị trường. Chưa kể, nhiều “cá mập” trong giới nhà đất còn thường sử dụng chiêu trò tung tin bẩn, “dìm hàng” các dự án tiềm năng, gây hoang mang cho những nhà đầu tư non tay khi bức tranh toàn cảnh còn chưa rõ ràng để đầu cơ, ép giá, trục lợi.