Thời gian qua, nhu cầu giảm mạnh, và gián đoạn trong nguồn cung nguyên liệu thô, nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của dệt may châu Á đã giảm 70% trong nửa đầu năm nay.
Tính đến tháng 9, gần một nửa số việc làm trong chuỗi cung ứng dệt may đều phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng lớn. Tuy nhiên các nước áp dụng lệnh giãn cách xã hội khiến doanh thu bán mặt hàng may mặc sụt giảm mạnh. Dù các chính phủ đã chủ động ứng phó khủng hoảng, tuy nhiên, ILO cho biết vẫn còn hàng nghìn nhà máy trong khu vực phải tạm thời hoặc vĩnh viễn đóng cửa.
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có số lượng công nhân dệt may lớn nhất thế giới, với khoảng 65 triệu công nhân được tuyển dụng trong năm 2019, chiếm 75% tổng số công nhân của toàn ngành này trên thế giới.
Chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Văn phòng ILO tại Bangkok (Thái Lan) Christian Viegelahn cho rằng mặc dù đại dịch gây ảnh hưởng “đáng sợ” đối những người làm việc trong ngành may mặc, hầu hết là phụ nữ, COVID-19 cũng làm các thương hiệu thời trang nâng cao khả năng linh hoạt hơn, bền vững hơn và “lấy con người làm trung tâm”.