Giá nhà và nợ tiêu dùng quá cao tiềm ẩn rủi ro tác động tiêu cực đến kinh tế Hàn Quốc

Giá nhà và nợ tiêu dùng quá cao tiềm ẩn rủi ro tác động tiêu cực đến kinh tế Hàn Quốc

Hàn Quốc nhiều khả năng đã vượt qua Italy tính theo GDP bình quân đầu người trong năm 2020, thông tin này đã thu hút nhiều sự quan tâm của truyền thông khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố vào tháng 1/2021.

Theo WSJ, sau khi vượt qua Italy, nền kinh tế thuộc G-7, về thu nhập bình quân đầu người. Rõ ràng Hàn Quốc thực sự đã vào nhóm các nước giàu. Thế nhưng Hàn Quốc cũng có những vấn đề riêng của các nước giàu mà sẽ phải đối mặt.

Một trong những thách thức lớn nhất chính là biến cố chính trị tại nước này. Nhân viên của tập đoàn bất động sản nhà nước Korea Land and Housing Corp hiện đang bị nghi ngờ mua gom đất để có thể kiếm lời từ thông tin nội bộ về các dự án xây dựng mới.

Giá nhà và nợ tiêu dùng đã tăng chóng mặt tại Hàn Quốc và vì vậy tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng với tiềm năng tăng trưởng của nước này. Giá nhà và nợ các hộ gia đình đã tăng vọt tại Hàn Quốc, vì vậy không khỏi tiềm ẩn mối nguy hại lớn với tiềm năng tăng trưởng của nước này.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo rằng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2025, GDP Mỹ tăng trưởng trung bình ước tính 1,6%/năm so với tốc độ tăng trưởng 2,1% của Hàn Quốc.

Mức chênh lệch này thấp nhất trong lịch sử và điều đó đồng nghĩa rằng hướng tăng trưởng của Hàn Quốc với Mỹ đang không còn đồng nhất với nhau. Nếu tính theo chuẩn của toàn cầu, Hàn Quốc là nước giàu, thế nhưng GDP bình quân đầu người tại Hàn Quốc ở mức 28.675USD, theo số liệu của WB. Con số này mới chỉ bằng nửa so với Mỹ.

Kinh tế Hàn Quốc chịu tác động nặng nề từ yếu tố nhân khẩu học. Tỷ lệ sinh đẻ tại Hàn Quốc hiện đang thấp nhất thế giới, chỉ còn 0,84 trong năm 2020, tuy nhiên đó không phải tất cả. Tăng trưởng dân số Hàn Quốc thấp hơn Mỹ trong phần lớn các năm của 3 thập kỷ gần đây.

Hàn Quốc đang đương đầu với rủi ro rơi vào cái bẫy tài chính mà Nhật từng trải qua vào thập niên 1990, đó là khi mà tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế cố gắng cắt giảm chi tiêu cùng một lúc. Các hộ gia đình Hàn Quốc có chỉ số khả năng trả nợ 12,8%, cao hơn ngưỡng 7,6% của Mỹ và 6,1% của Đức. Nợ của nhóm doanh nghiệp ngoài lĩnh vực tài chính tính trong tương quan với GDP hiện ở mức 110% GDP, thấp hơn chút so với ngưỡng của năm 1999 trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.

Việc chính phủ tăng cường chi tiêu sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Dù rằng thất nghiệp tại Hàn Quốc vào tháng 1/2021 tăng lên mức cao nhất trong 21 năm, chi tiêu công trong thời kỳ Covid-19 cũng chịu nhiều hạn chế. Ở mức 4,2% GDP, thâm hụt tài khóa của Hàn Quốc đứng thứ 4 trong nhóm thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Trong năm ngoái, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tăng thuế doanh thu với hoạt động mua bán nhà, tuy nhiên ngay cả biện pháp này và nhiều biện pháp khác cũng không thể ngăn được tình trạng giá nhà cao và nợ nần. Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu xây 836.000 căn nhà trong vòng 4 năm tới, tuy nhiên ảnh hưởng của chương trình này lên giá nhà như thế nào hiện còn chưa rõ.

Thành tích lọt vào nhóm các nước giàu của Hàn Quốc rất ấn tượng, tuy nhiên Hàn Quốc sẽ cần phải nỗ lực hơn nữa nếu muốn tiếp tục vươn cao trong xếp hạng về thu nhập người dân.