Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam thay đổi ra sao sau một thập kỷ?

Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam thay đổi ra sao sau một thập kỷ?

Tác động của đô thị hóa đến khoảng cách giàu nghèo

Theo phân tích của Tổng cục Thống kê về tác động đô thị hoá đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam vừa qua, một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.

Lý do là đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội.

Sự phân hóa này có thể thấy rõ giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội, giữa các vùng kinh tế, giữa các địa phương,… số người giàu đang giàu lên nhanh và là nhóm người thiểu số sở hữu nhiều của cải, vật chất trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ đô thị như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, cấp điện, môi trường.

Những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Năm 2011, Việt Nam có 260 khu công nghiệp với tổng diện tích là 72 nghìn ha tăng lên 335 khu công nghiệp trong năm 2020 với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 97,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 66,1 nghìn ha;

Thứ hai, đô thị hóa diễn ra không đồng đều tại các vùng miền, địa phương và chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ.

Năm 2010, có 772 đô thị tăng lên 862 đô thị trong năm 2020, trong đó có 2 đô thị đặc biệt tại Thành phố Hà Nội và TP. HCM, 23 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V chủ yếu là các thị xã thuộc tỉnh hoặc thị trấn. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 lên 39,3%, tăng hơn 9% so với năm 2010.