Nhà đầu tư hỏi đâu là thị trường tiềm năng, đến lượt Tây Nam bộ lên tiếng

Nhà đầu tư hỏi đâu là thị trường tiềm năng, đến lượt Tây Nam bộ lên tiếng

Cơ sở hạ tầng chắp cánh cho kinh tế miền Tây

Nếu như trước kia, nhà đầu tư chưa đánh giá cao tiềm năng phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông, thì vài năm trở lại đây, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Minh chứng bằng việc ĐBSCL được dồn lực đầu tư phát triển về mọi mặt, xứng đáng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước – từ vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng biển đảo, là vựa lúa, vựa tôm lớn nhất cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thế giới.

Trong đó nổi bật có thể kể đến các tuyến cao tốc kết nối TPHCM và các tỉnh miền Đông với ĐBSCL như: Cao tốc phía Tây (tuyến N2 đường Hồ Chí Minh: Chơn Thành – Đức Hòa – Mỹ An – Cao Lãnh – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi) nằm trong quy hoạch đến năm 2025 hoàn thành, trong đó riêng đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đã hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm 2021. Hay cao tốc phía Đông từ TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ nối dài đến Cà Mau, trong đó riêng tuyến cao tốc TPHCM đến Cần Thơ lộ trình hoàn thành vào năm 2023. Ngoài ra phải kể đến hai tuyến cao tốc trục ngang: Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (155km, tổng mức đầu tư 30.000 tỷ đồng, thời gian dự kiến triển khai 2023-2026) và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (225 km, tổng mức đầu trên 33.250 tỷ đồng, thời gian dự kiến triển khai 2024 – 2026). Hàng loạt các tuyến cao tốc đang và sắp triển khai kể trên cho thấy kinh tế của miền Tây Nam bộ đang cất cánh.

Và còn rất nhiều lí do nữa khiến ĐBSCL vài năm trở lại đây trở thành khu vực lý tưởng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong tọa đàm “Nhận diện lực đẩy thị trường bất động sản Tây Nam bộ giai đoạn cuối năm 2021″do Tổng Công ty Đất Xanh Miền Tây tổ chức vào ngày 18/9 tới đây, các chuyên gia đầu ngành sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế xã hội cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng, trong đó phân tích chuyên sâu vì sao thị trường ĐBSCL lại xứng đáng là mảnh đất đầu tư trong năm 2021 và những năm tiếp theo, bất động sản ĐBSCL có những lợi thế cạnh tranh nào so với cả nước.

Khách mời diễn giả gồm: Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam – chuyên gia bất động sản nhiều năm kinh nghiệm; ông Dương Quốc Thủy – Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Cần Thơ – doanh nhân trẻ có nhiều đóng góp cho kinh tế xã hội TP Cần Thơ và ĐBSCL; bà Phùng Thị Phượng – Phó TGĐ Tổng công ty Đất Xanh Miền Tây, đơn vị đặt nền móng cho thị trường bất động sản ĐBSCL trong nhiều năm nay, chiếm lĩnh 80% thị phần khu vực.

Một số thành tựu nổi bật của kinh tế miền Tây