Từ dáng điệu, bề ngoài của con người, chúng ta khó lòng phán đoán được nội tâm. Muốn thấu tỏ được nội tâm thì ít nhất, chúng ta phải đi tìm hiểu những suy nghĩ, thói quen tư duy bên trong của một người.
Đứng trước 3 khía cạnh sau đây, nội tâm của mỗi người sẽ được thể hiện rõ rệt nhất. Đây cũng chính là thời điểm để người ngoài có thể phán đoán, đo lòng lòng người chân thành hay giả dối.
1. Đối mặt với ích lợi
Luận ngữ có câu: “Quân tử bị cám dỗ bởi nghĩa, tiểu nhân bị dụ hoặc bởi lợi.”
Từ xưa đến nay, có rất nhiều câu chuyện về vụ lợi cá nhân mà quên đi sự công bằng, chính nghĩa; hoặc những trường hợp sẵn sàng từ chối sự cám dỗ của lợi ích để bảo vệ phẩm cách cá nhân cũng không có gì là lạ.
Trong thế giới này, lợi ích là đá thử vàng. Nhưng đó không phải là thứ duy nhất mọi người tìm kiếm, theo đuổi. Nếu một người có thể bất chấp lương tâm, từ bỏ đạo đức vì vụ lợi thì còn ai dám tin?
Khi nhìn vào cách một người đối mặt với ích lợi, nếu họ vẫn kiên định với nguyên tắc đạo đức, không buông bỏ những nguyên tắc bên trong thì người đó xứng đáng được trao niềm tin.
2. Sự tôn trọng dành cho mọi người
Đầu tiên, hãy xem cách họ đối xử với cha mẹ như thế nào.
Tử Lộ là một người sống vào cuối thời Xuân Thu, Trung Quốc. Khi còn nhỏ, gia đình còn nghèo, mọi thành viên đều lấp đầy bụng bằng ngũ cốc thô và rau dại trong rừng.
Có lần, cha mẹ già muốn ăn cơm nhưng nhà không còn gạo. Tử Lộ đã quyết định đã đi bộ hơn mười dặm, băng qua núi non để tới nhà họ hàng xin vay một bao gạo nhỏ mang về. Nhìn thấy cha mẹ mình ăn cơm thơm phức, Tử Lộ cũng quên đi mệt mỏi.
Thời gian không bao giờ chờ đợi. Rất nhiều người muốn có cơ hội để phụng dưỡng cha mẹ cũng không được. Vì thế, mỗi người càng nên tranh thủ thời gian khi còn được ở bên cha mẹ để báo hiếu.
Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tiêu chí quan trọng để đánh giá tâm tính một người. Một người bất hiếu với cả cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục thì làm sao có đủ phẩm đức để xứng đáng được trao niềm tin.