Thoả thuận độc nhất vô nhị: 3 tỷ USD tiền hàng Pepsi được Liên Xô trả bằng 17 tàu ngầm, biến Pepsi thành “cường quốc quân sự” bất đắc dĩ

Thoả thuận độc nhất vô nhị: 3 tỷ USD tiền hàng Pepsi được Liên Xô trả bằng 17 tàu ngầm, biến Pepsi thành “cường quốc quân sự” bất đắc dĩ

Richard Nixon là một doanh nhân nổi tiếng với rất nhiều thành tựu khác nhau. Tuy nhiên, tôi cá là bạn chẳng bao giờ nghĩ đến việc, ông lại là người tiên phong đưa loại nước ngọt có ga Pepsi vào thị trường Liên Xô. Việc này được thực hiện một cách rất tình cờ!

Vào năm 1959, để quảng bá văn hóa Mỹ tới người dân Liên Xô, Tổng thống Eisenhower đã tổ chức một cuộc Triển lãm Quốc gia về nước Mỹ tại Moscow. Các thương hiệu lớn của Mỹ như Disney và Pepsi cũng tham dự triển lãm này. Họ góp phần vào việc quảng bá văn hóa và giới thiệu các sản phẩm của Mỹ đến Liên Xô.

Trong buổi khai mạc, Nixon và nhà lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đã có một cuộc tranh cãi vô cùng gay gắt. Không khí trở nên căng thẳng đến mức, phó chủ tịch của Pepsi, Donald Kendall, đã quyết định can thiệp bằng cách đưa cho Khrushchev một ly Pepsi để uống giải nhiệt.

Sau khi thưởng thức ly nước này, nhà lãnh đạo của Liên Xô cảm thấy rất thích. Cuối cùng, thức uống này đã được cho phép nhập cảnh vào Liên Xô. Pepsi đã trở thành sản phẩm phương Tây đầu tiên được bán tại Liên Xô.

Một pha tiếp thị sản phẩm cực kỳ thông minh!

Trên thực tế, cuộc tranh cãi giữa Nixon và Khrushchev đã được lên kế hoạch. Đây có lẽ là một trong những chiến lược tiếp thị du kích sớm và thành công nhất trên thế giới. Chiến lược này đã được Kendall và Nixon lên kế hoạch thực hiện một cách rất cẩn thận.

Lý do là vì Pepsi không muốn Phó chủ tịch của mình trực tiếp tham gia vào sự kiện này. Chính vì thế, để tạo ra được cơ hội, Kendall đã bàn với Nixon vào đêm hôm trước, tìm cách đưa sản phẩm của Pepsi đến tay nhà lãnh đạo Nga, Khrushchev. Họ đã thống nhất sẽ tiến hành tạo nên một cuộc tranh cãi. Nhân cơ hội đó, Kendall sẽ đưa được sản phẩm của Pepsi tiếp cận Khrushchev.

Sau sự kiện này, báo chí Nga đã đăng tin rầm rộ với những bức ảnh kèm chú thích: “Khrushchev muốn thắt chặt tình bạn bè”. Chú thích này cũng gần giống với khẩu hiệu “Hãy thắt chặt tình bạn bè cùng Pepsi” vào thời điểm đó. Thành công của chiến lược tiếp thị tuyệt vời này đã mở ra con đường mới cho những công ty sản xuất nước giải khát của Mỹ, du nhập vào thị trường Liên Xô.

Sự kiện này thật sự là một giấc mơ có thật dành cho các nhà tiếp thị. Nó đánh dấu điểm mở đầu của Pepsi để gia nhập vào một thị trường mới, rộng lớn và tiềm năng hơn. Thành công này cũng giúp ích rất lớn cho sự nghiệp của Kendall, vì sau đó ông được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Pepsi.